Giải vô địch Wimbledon được tổ chức tại All England Club ở Wimbledon, Luân Đôn kể từ năm 1877. Giải diễn ra trong hai tuần cuối tháng 6 và đầu tháng 7 tâm điểm của sự chú ý là các trận chung kết đơn nam và đơn nữ. Cùng Visa Nước Ngoài tìm hiểu trong bài viết chi tiết dưới đây!
Các nội dung thi đấu giải vô địch Wimbledon
Giải vô địch Wimbledon
Giải vô địch Wimbledon gồm 5 nội dung chính, năm nội dung trẻ và năm nội dung khách mời
Nội dung chính
- Đơn nam (128)
- Đơn nữ (128)
- Đôi nam(64)
- Đôi nữ (64)
- Đôi nam nữ (48)
Các nội dung trẻ
- Đơn nam trẻ (64)
- Đơn nữ trẻ (64)
- Đôi nam trẻ (32)
- Đôi nữ trẻ (32)
- Đôi người khuyết tật (12)
Không có nội dung đôi nam nữ trẻ
Các nội dung khách mời
- Đôi nam khách mời (8 cặp thi đấu vòng tròn)
- Đôi nam khách mời lớn tuổi (8 cặp thi đấu vòng tròn)
- Đôi nữ khách mời (8 cặp thi đấu vòng tròn)
- Đôi nam xe lăn (4 cặp)
- Đôi nữ xe lăn (4 cặp)
Từ năm 2016 ban tổ chức bổ sung thêm nội dung đơn xe lăn.
Thể thức thi đấu
Tại nội dung đơn nam và đôi nam, bên nào thắng ba set trước sẽ thắng trận đấu; trong khi các nội dung khác trận đấu kết thúc khi có người thắng hai set. Loạt tiebreak sẽ diễn ra nếu tỉ số của set đấu là 6–6. Kể từ năm 2019, set cuối cùng sẽ có loạt tiebreak khi tỉ số là 12-12.
Tất cả các nội dung đều thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, ngoại trừ các nội dung đôi nam, nữ và nam lớn tuổi khách mời thi đấu theo thể thức loại trực tiếp
Trước năm 1922, nhà vô địch của giải năm trước (ngoại từ nội dung đôi nữ và đôi nam nữ) được đặc cách vào thẳng trận chung kết (khi đó gọi là vòng thách đấu). Điều này giúp nhiều tay vợt bảo vệ danh hiệu trong nhiều năm liền, do họ được nghỉ ngơi còn các đối thủ phải thi đấu từ các vòng ngoài. Kể từ năm 1922, các đương kim vô địch buộc phải thi đấu tất cả các vòng chính giống như các đấu thủ khác
Sân thi đấu
Wimbledon có 19 sân, tất cả đều có mặt sân cỏ. Đây là truyền thống “lawn tennis” (quần vợt trên sân cỏ) của người Anh, vì vậy họ vẫn muốn giữ mặc dù hầu hết tất cả các giải quần vợt khác trên thế giới dùng sân cứng hoặc sân đất nện (clay court)
Sân thi đấu chính ở Wimbledon có tên là Sân Trung tâm (Centre Court), các trận chung kết luôn diễn ra ở đó. Do thời tiết ở Luân Đôn hay mưa trong thời gian tổ chức giải, người ta đã quyết định lắp mái che di động trên sân, đã hoàn thành năm 2009
Truyền thống nhặt bóng
Các cô bé và cậu bé nhặt bóng
BBG wimbledon
Hay được gọi là các BBG, đóng vai trò quan trọng giúp giải tennis Wimbledon diễn ra trơn tru
Ứng viên muốn được chọn phải vượt qua bài kiểm tra viết về luật quần vợt, và vượt qua các bài kiểm tra về thể lực, khả năng di chuyển và các bài kiểm tra thích thi khác sau những hướng dẫn ban đầu. Những người vượt qua thành công sẽ bắt đầu giai đoạn luyện tập, bắt đầu từ tháng 2, từ đó người ta sẽ chọn ra các BBG cuối cùng
BBG có độ tuổi trung bình 15, từ các lớp chín và mười trong hệ thống giáo dục Anh. BBG sẽ phục vụ một cho tới năm giải đấu (nếu được chọn lại)
các đội BBG gồm sáu người, hai người ở hai bên lưới, bốn người ở các góc. Các đội nhặt bóng sẽ luân phiên đổi lượt, tuần tự một giờ trên sân, một giờ nghỉ, (hai giờ tùy thuộc vào sân đấu)
Mỗi BBG được nhận một chứng nhận, một ống bóng đã qua sử dụng, một ảnh của nhóm và tờ chương trình khi rời giải. Việc nhặt bóng được trả lương tổng cộng là từ 120 tới 180 bảng Anh một người sau quãng thời gian 13 ngày, tùy thuộc vào số thời gian tham gia
Mỗi BBG được phép giữ tất cả các phục trang, thường bao gồm ba tới bốn áo thun, hai hay ba quần đùi hoặc skort (váy với quần đùi bên trong), tracksuit, mười hai cặp vớ, ba cặp băng cổ tay, một chiếc mũ, túi đựng chai nước, cặp sách và giày. Cùng với đó việc nhặt bóng được xem là đặc quyền, và được coi là một chi tiết có giá trị trong CV của học sinh khi ra trường bởi nó cho thấy kỷ luật của người đó
Bài viết: Giải đáp thắc mắc: Xin visa du lịch Anh có khó không?
Màu sắc và đồng phục
Xanh lá cây đậm và tía là những màu truyền thống của giải Wimbledon. Wimbledon cũng là giải đấu duy nhất bắt buộc các tay vợt phải mặc trang phục “chủ yếu là màu trắng” trong các trận đấu chính thức của giải
Việc mặc đồ trắng cùng với vài điểm nhấn màu khác cũng có thể chấp nhận được, miễn không phải là hình logo thương hiệu (ngoại lệ duy nhất là logo của nhà sản xuất trang phục)
Hoàng gia
Trước kia, truyền thống của Sân Trung tâm còn đòi hỏi các vận động viên khi vào sân và khi rời sân phải cúi chào các người thuộc hoàng tộc ngồi trong Chỗ Ngồi Hoàng gia (Royal Box). Nhưng từ 2003, chủ tịch của All England Club, Công tước xứ Kent, quyết định chấm dứt điều lệ này. Các vận động viên chỉ phải chào khi có sự hiện diện của Nữ hoàng (Elizabeth II) hay Thái tử (Charles), cụ thể là khi Nữ hoàng tới dự khán vào ngày 24 tháng 6 năm 2010
Lịch trình
Hàng năm giải bắt đầu 6 tuần trước ngày thứ hai đầu tiên của tháng 8, và kéo dài 2 tuần. Theo truyền thống thì ngày Chủ nhật giữa giải là ngày nghỉ, nhưng do mưa nên đã có bốn lần thông lệ này bị phá vào các năm 1991, 1997, 2004 và 2016. Tuần đầu tiên dành cho các vòng đấu ngoài, tuần thứ hai là các trận vòng 4, tứ kết, bán kết và chung kết.
Cúp và tiền thưởng
Vô địch đơn nam được nhận một chiếc cúp mạ vàng cao chừng 46 cm (hơn 18 inch). Vô địch đơn nữ nhận một chiếc khay bạc đường kính chừng 48 cm (gần 19 inch), thường gọi là Đĩa Nước Hoa Hồng Vệ Nữ (Venus Rosewater Dish) hoặc gọi tắt là Đĩa Nước Hoa Hồng (Rosewater Dish). Các giải còn lại cũng có cúp. Năm 2009 tiền thưởng là 850.000 bảng Anh cho mỗi danh hiệu vô địch đơn nam và đơn nữ.
Các nhà vô địch
Nhà vô địch giải Wimbledon
Martina Navratiova người Mỹ gốc Tiệp Khắc , là tay vợt đoạt giải đơn nhiều nhất: 9 lần vô địch đơn nữ (1978, 1979, 1982–1987 và 1990), ngoài ra còn có 7 lần vô địch đôi nữ và 4 lần vô địch đôi nam nữ. Các tay vợt nữ thành công khác là Helen Wills Moody với 8 lần vô địch giải đơn; Dorothea Douglass Chambers và Steffu Graf , mỗi người 7 lần giải đơn.
Về phía nam giới, Roger Federer, người Thụy Sĩ, là tay vợt đoạt nhiều giải đơn nhất với 8 lần vô địch (2003–2007, 2009, 2012 và 2017). Tiếp theo các tay vợt có 7 lần lên ngôi tại All England Club là: William Renshaw , người Anh (1881–1885 và 1889), Pete Sampras, người Mỹ (1993–1995 và 1997–2000). Ngoài ra William Renshaw còn 5 lần vô địch giải đôi cùng với người anh em song sinh của mình, Ernest Renshaw
Trong lịch sử cận đại của Wimbledon, các nhà vô địch đơn nam nổi tiếng gồm có Bjorn Borg (1976–1980), Pete Sampras (1993–1995 và 1997–2000) và Roger Federer (2003–2007, 2009, 2012 và 2017).
Năm 2013, Andy Murray đã trở thành tay vợt nam đầu tiên sau 77 năm của làng quần vợt Vương quốc Anh giành chức vô địch Wimbledon sau khi anh đánh bại Djokovic 3–0 (6–4, 7–5, 6–4) trong trận chung kết
Giải vô địch Wimbledon – một trong những giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh. Dành cho những ai yêu thích bộ môn quần vợt
Để update được nhưng thông tin mới nhất về nước Anh đừng quên theo dõi chúng tôi nhé.